Người chụp ảnh Sài Gòn ngày 30/4
06:30 30/04/2024

Đến hôm nay, ông Đạt vẫn nhớ như in từng giây phút của ngày lịch sử 49 năm về trước. Hôm ấy, ông ôm máy ảnh lao ra đường phố Sài Gòn với bầu máu nóng của chàng trai vừa 19 tuổi, chụp những tấm ảnh về thời khắc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Người đưa gấu thoát khỏi làng
08:09 27/04/2024

Đầu tháng 4 vừa qua, 3 chú gấu ngựa ở xã Phụng Thượng (huyện Phúc Thọ, Hà Nội) vừa thoát khỏi lồng sắt chật hẹp để được trở về với thế giới sống bán hoang dã đáng mơ ước trong Trung tâm Cứu hộ gấu Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bạch Mã (Thừa Thiên Huế), nâng tổng số gấu được cứu hộ thành công tại xã này lên 24 con.

Bí mật trong căn cứ gìn giữ hòa bình tại Nam Sudan
11:33 26/04/2024

Ngày 9/7/2011, Nam Sudan tuyên bố độc lập, trở thành quốc gia non trẻ nhất châu Phi nói riêng cũng như thế giới nói chung. Cũng ngay từ thời điểm đó, Phái bộ Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc (GGHB LHQ) tại Nam Sudan (Phái bộ UNMISS) được thành lập, thực hiện sứ mệnh ngăn ngừa xung đột, giảm thiểu thương vong và bảo vệ dân thường, đồng thời giúp các cơ quan chức năng Nam Sudan trong việc phát triển lực lượng an ninh, xây dựng nhà nước pháp quyền và thực thi pháp luật trên toàn đất nước.

Bốn lần đào tẩu bất thành của một tù binh Pháp tại Điện Biên Phủ
09:15 26/04/2024

Trong hành trình tìm lại những cựu binh Pháp từng tham chiến ở Đông Dương, tôi đã gặp ông Pierre Flamen, biệt danh thời chiến là Constant. Năm nay 96 tuổi, nhưng những hồi ức về Đông Dương, về trận chiến Điện Biên Phủ vẫn hiện lên rất rõ rệt trong ông. 70 năm đã trôi qua kể từ trận chiến cuối cùng ở Điện Biên Phủ, ký ức mà Pierre Flamen không quên là 4 lần bỏ trốn khỏi Việt Minh nhưng đều bị bắt lại…

Những chứng nhân lịch sử “Sở chỉ huy Nà Táu”
10:22 25/04/2024

Mười năm trước, tháng 3/2014, có dịp ra Hà Nội, tôi đến thăm Đại tá Lê Trọng Nghĩa - nhân chứng ở Sở chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ. Năm ấy đã 92 tuổi nhưng trước chồng tư liệu lịch sử, ông vẫn tìm ra bức ảnh “Đại tướng Võ Nguyên Giáp và các sĩ quan cao cấp đang thông qua phương án tác chiến tại Sở chỉ huy mặt trận ở bản Nà Táu”. Ông sôi nổi kể lại sự kiện lịch sử mà ông là một nhân chứng.

Anh hùng Điện Biên Phùng Văn Khầu -  Cả đời hiến dâng cho Cách mạng
07:43 25/04/2024

Chiến dịch Điện Biên Phủ là trận chiến quân sự lớn nhất trong Chiến tranh Đông Dương ở Việt Nam thời chống Pháp. Trận chiến là một bước ngoặt của nhân loại khi quân đội của một quốc gia thuộc địa ở châu Á đã đánh bại đội quân hùng hậu và hiện đại của một cường quốc châu Âu. Đây cũng được xem là dấu mốc quan trọng đánh dấu sự thất bại hoàn toàn ý chí duy trì thuộc địa ở Đông Dương của thực dân Pháp.

Thêm “màu” cho Trường Sa
12:13 22/04/2024

Rau xanh có một vai trò đặc biệt quan trọng trong bữa ăn của người Việt. Thiếu rau xanh lâu dài có thể gây ra tình trạng thiếu vitamin dẫn tới suy nhược. Bảo đảm khẩu phần rau xanh trong bữa ăn bộ đội, nhất là lực lượng đóng quân trên quần đảo Trường Sa là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành hậu cần quân đội.

Những người phụ nữ nổi tiếng ở vùng đất Ngã Năm
09:25 18/04/2024

Trong một lần trò chuyện với chúng tôi, ông Huỳnh Tấn Lịnh (cựu chiến binh xã Mỹ Quới, thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng), chia sẻ: “Ở thị xã Ngã Năm, vùng đất của phong trào cách mạng, xuất hiện nhiều tấm gương tiêu biểu trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Trong đó, có nhiều người phụ nữ rất nổi tiếng, như má Tám - Huỳnh Thị Tân; nữ du kích Ngã Năm Lưu Nguyệt Hồng…

Những cuộc đời ven kênh
07:42 08/04/2024

Từ bao đời nay, trên các nhánh sông Sài Gòn từng có những xóm làng ven kênh, họ sống đời cha nối tiếp đời con. Đó là những xóm kênh hay dân bờ kè gắn liền với cuộc đời và số phận thăng trầm cùng các dòng sông, bờ kênh của thành phố...

Bi kịch của những bà mẹ tuổi teen ven biển Vĩnh Châu
07:18 04/04/2024

Vì nghèo khó, ít học, thiếu hiểu biết… nhiều cô gái đã có chồng, đông con ở thị xã Vĩnh Châu (tỉnh Sóc Trăng) bị kẻ xấu lợi dụng, dụ dỗ lấy chồng Trung Quốc để đổi đời… nhưng suýt nữa rơi vào cạm bẫy của những kẻ buôn người.

Người “sửa” ký ức thời gian
20:45 03/04/2024

Với đôi bàn tay khéo léo, sự cẩn thận và niềm đam mê bất tận, 46 năm qua, ông Võ Văn Rạng (64 tuổi, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) đã miệt mài “hồi sinh” những trang sách cũ kỹ, ố màu thời gian. Ông coi chúng như đứa con tinh thần để nâng niu, trân trọng mà “chữa lành” từng con chữ dẫu đã nhàu nhĩ, mục nát.

Những mảng màu của rác tái sinh
07:09 01/04/2024

Có những gam màu, nơi mà rác thải không chỉ được tạo vòng đời mới, mà còn kể nên câu chuyện về sự sống, môi trường và văn hóa. Sự tái sinh ấy được tạo tác lại bằng niềm đam mê, kỹ thuật tài hoa và một tấm lòng nhiệt thành của người họa sĩ trẻ.

Hành trình tìm hạnh phúc của một cựu binh Mỹ
09:25 31/03/2024

Sau nhiều nỗ lực, ông Thomas Wilber cũng tái bản cuốn sách “Tù binh bất đồng chính kiến - Từ Nhà tù Hỏa Lò đến nước Mỹ hôm nay” vào tháng 3/2024. Cựu sĩ quan Hải quân Mỹ cho ra đời đứa con tinh thần này dưới tên mới “Tù binh Mỹ vì  hòa bình: Cuộc chiến trong lòng nước Mỹ” như một cách để góp thêm tiếng nói đưa sự thật về cuộc chiến mà cha ông, Trung tá Walter Eugene Wilber từng trực tiếp tham gia cách đây nửa thế kỷ.

Cô gái “cứng đầu” nhất Khe Ron
09:09 27/03/2024

Thôn Khe Ron, xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái bao đời nay trầm lặng trong nếp nhà sàn nghèo nàn trống hoác. Phụ nữ Mông ở bản này vì tục “kéo vợ” mà phải lấy chồng từ khi mới chỉ là bé gái 12-13 tuổi. Cuộc sống vất vả nhanh chóng biến những đứa trẻ non nớt thành những bà mẹ nhiều con, làm lụng đầu tắt mặt tối, già nua trước tuổi.

Nhọc nhằn trên những ngọn hồ tiêu
12:44 26/03/2024

Chênh vênh và nhọc nhằn, họ đánh đổi công sức giữa gian nan và cả rủi ro để mưu sinh. Cao nguyên dưới nắng vẫn có những người miệt mài thu hái hồ tiêu, bất chấp những bất trắc hiển hiện dưới mỗi bước chân mình.

Nhiều bác sĩ chỉ muốn làm “thẩm mỹ” thì ai chữa 3.000 bệnh về da?
08:35 26/03/2024

Giáo sư, Tiến sĩ, Thầy thuốc Nhân dân Trần Hậu Khang, một trong những chuyên gia hàng đầu của chuyên ngành da liễu Việt Nam và châu Á vừa ra mắt cuốn sách “Bệnh da hiếm gặp”. Cuốn sách là một công trình khoa học đúc kết trong suốt 40 năm làm nghề, cống hiến, tận tụy với chữ “Thương” mà ông luôn tâm niệm trong suốt hành trình của mình.

Về Tân An - “Mù lử gia tuờ”
12:37 18/03/2024

Tân An, không phải thôn của người Kinh. Khi đặt tên, người ta mong muốn có một nơi mới bình an cho đồng bào. Năm 1982, người Mông từ huyện Hà Quảng tỉnh Cao Bằng sơ tán về xã Đông Thọ, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Năm đó, chiến tranh biên giới phía Bắc đang diễn ra ác liệt. Câu nói của bí thư chi bộ, trưởng thôn Lý Văn Súa, nói khi chia tay chúng tôi, “Mù lử gia tuờ” mà tôi cảm thấy thật ấn tượng, sâu nặng, có nghĩa là “đi rồi nhớ trở lại”.